Quan điểm cá nhân Wikipedia:Những lập luận cần tránh khi tham gia trang Biểu quyết xóa bài

Tôi thích chủ đề này

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ Flailing Hairnets là ban nhạc rock nổi nhất thế giới hiện nay. – Người hâm mộ siêu cuồng nhiệt 02:02, 2 February 2002 (UTC)
  • Giữ Vì anh ấy trông thật kute. – Anh ấy đẹp vãi hà 03:03, 3 March 2003 (UTC)
  • Giữ Bài viết thật là hay và tôi muốn giữ nó ở đây. – Thủ kho 04:04, 4 April 2004 (UTC)

Cộng đồng những người viết bài tại wikipedia bao gồm rất nhiều cá nhân và vì vậy, bất cứ chủ đề hay chủ thể nào cũng có những người viết thích và những người viết không thích nó. Tuy nhiên, sở thích của cá nhân người viết không phải là lý do hợp lệ để xóa hay giữ bài viết.

Theo Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được:

Điều kiện để giữ một thông tin trên wikipedia là khả năng kiểm chứng được chứ không phải là đúng hay sai. Điều này có nghĩa là, thông tin được đưa vào wikipedia phải có thể được kiểm chứng bởi người đọc, còn việc người đọc nghĩ rằng thông tin này đúng hay sai không phải là điều kiện để giữ hay xóa nó. Người viết bài trên wikipedia cần phải cung cấp một nguồn đáng tin cậy cho các trích dẫn và cho bất cứ thông tin nào dễ gây tranh cãi hay có nguy cơ bị xóa.

Nói cách khác, một người hay một nhóm người có thể là ví dụ tốt nhất về việc làm của họ trong quá khứ, nhưng nếu không có tài liệu nào kiểm chứng được hay đáng tin cậy viết về họ, thì họ chưa thể có mặt với tư cách là một bài viết bách khoa trên wikipedia. Nếu như bài hát/trò chơi điện tử/truyện tranh/... nào mà bạn yêu thích thật sự vĩ đại như bạn nghĩ, không chóng thì chầy cũng sẽ có người viết về nó, vì vậy hãy kiên nhẫn.

Tôi không thích chủ đề này

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Xóa Flailing Hairnets là ban nhạc Rock tồi tệ nhất từng xuất hiện. – Siêu anti-fan 02:03, 2 February 2002 (UTC)
  • Xóa Nó thực sự gây bực mình. – Kẻ khó chịu 03:03, 3 March 2003 (UTC)
  • Xóa Thật tệ hại. – Chủ nghĩa hoàn hảo 03:03, 3 March 2003 (UTC)
  • Xóa Thật cũ kỹ. – Cách tân là số một 01:56, 4 August 2008 (UTC)
  • Xóa Cứ như các thứ ở thế giới thứ ba. – Chủng tộc siêu đẳng 17:36, 5 December 2009 (UTC)
  • Xóa Nó không hợp với tín ngưỡng của tôi. – Thần của tôi mạnh hơn của anh 16:56, 18 December 2009 (UTC)
  • Xóa Thật xấu hổ khi bài này lại nằm trên wikipedia. – Người dễ xấu hổ 01:31, 16 February 2010 (UTC)

Một chủ đề sẽ có một lượng thành viên "yêu thích", và một số thành viên khác thì sẽ không thích. Tuy nhiên việc "thích" hay "không thích" của mỗi cá nhân thành viên không phải là lý do xóa hay giữ bài. Thật ra, ý kiến "tôi thích" hay "tôi không thích" có thể đi kèm hoặc ngụy trang dưới lý do như "thông tin này không bách khoa" (xem Đơn giản là không bách khoa, bên trên). Lý do như vậy là không đủ và người biểu quyết cần phải giải thích rõ xem quy định nào cho thấy bào viết đáng bị xóa và tại sao quy định đó được áp dụng hay phù hợp cho việc xóa bài viết này. (xem thêm Chỉ vào quy định hướng dẫn.)

Việc này có thể bao hàm các ý kiến chủ quan về việc sử dụng hợp lý hình không tự do (xem thêm WP:NFCC), và việc bao hàm các thông tin có thể bị đánh giá là linh tinh, hay mang nội dung chỉ phục vụ cho người hâm mộ cuả một chủ đề hay chủ thể nào đó (tiếng Anh gọi là "cruft"). Ví dụ, trong khi biển báo "cruft" chỉ thường dùng cho bất cứ thứ gì có vẻ như chỉ là điều nhỏ nhặt (chẳng hạn như bài hát của một cá nhân hay một tập phim của phim truyền hình), người viết bài cần phải cân nhắc cẩn thận về việc những thông tin "cruft" như thế có thể được kiểm chứng cho việc đáng tồn tại trên wikipedia hay không.

Nó thú vị

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ Rất thú vị. – Dễ ấn tượng 05:05, 5 May 2005 (UTC)
  • Xóa Chẳng thú vị tý nào. – Ý chí thép 05:05, 5 May 2005 (UTC)
  • Xóa Ai quan tâm đến thứ này chứ? – Bất cần đời 17:28, 19 February 2007 (UTC)
  • Giữ Thật đáng thương và vô giá trị theo bất kỳ cách nào. – Người định giá 09:13, 5 June 2008 (UTC)

Những người tham gia viết Wikipedia là một nhóm những cá nhân khác nhau, và có khả năng, bất kì đối tượng hoặc chủ đề nào cũng có thể được những người viết ở đâu đó ưa thích. Và ngược lại, có những đối tượng hoặc chủ đề mà cá nhân khác sẽ không thích, hoặc không quan tâm. Tuy nhiên, việc thích hay không thích mang tính cá nhân không phải là lý do hợp lệ để giữ hay xóa bài đó.

Xem thêm Tôi thích chủ đề nàyTôi không thích chủ đề này ở trên.

Nó rất hữu dụng/vô dụng

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ Hữu dụng. – Thực dụng 05:05, 5 May 2005 (UTC)
  • Xóa Chúng ta không cần nó ở đây. – Thẩm phán 03:03, 3 March 2003 (UTC)

Wikipedia là một bách khoa toàn thư, rất nhiều điều hữu ích mà không thuộc về một bách khoa toàn thư được loại trừ; nhưng tất cả mọi thứ trong nó sẽ có ích trong một số ngữ cảnh. Nhưng chỉ nói một cái gì đó có ích hay vô ích mà không cung cấp bối cảnh là không hữu ích hoặc có sức thuyết phục trong các cuộc thảo luận. Hãy nhớ rằng, bạn cần phải cho chúng tôi biết lý do tại sao bài viết là hữu ích hay vô dụng, và liệu nó có đáp ứng chính sách của Wikipedia.

Một danh sách tất cả các số điện thoại ở Hà Nội có thể hữu ích, nhưng không được bao gồm vì Wikipedia không phải là một thư mục. Một trang chỉ đơn giản là giải nghĩa từ hữu ích sẽ là hữu ích, nhưng không được bao gồm vì Wikipedia không phải là một từ điển (Wiktionary sẽ làm việc đó). Hướng dẫn về nhà hàng tốt nhất trong Paris có thể hữu ích nhưng không được thêm vào vì Wikipedia là không phải là một cuốn sách hướng dẫn du lịch (Wikivoyage sẽ làm việc đó). Tính hữu dụng là một đánh giá chủ quan và nên tránh trong cuộc tranh luận xóa bài trừ khi nó hỗ trợ một tranh luận thuyết phục.

Có một số lần khi "hữu dụng" có thể là cơ sở của một đối số hợp lệ để thu nhận. Một bách khoa toàn thư nên, theo định nghĩa, có nhiều thông tin và hữu ích cho độc giả. Cố gắng tập thể dục thông thường, và xem xét cách thức một số không tầm thường của người dân sẽ xem xét các thông tin "hữu ích". Thông tin tìm thấy trong bảng đặc biệt là tập trung vào tính hữu ích cho người đọc. Một lập luận dựa trên tính hữu dụng có thể có giá trị nếu đặt trong bối cảnh. Ví dụ, "Danh sách này tập hợp chủ đề liên quan trong X và rất hữu ích để điều hướng chủ đề đó."

Có một số trang trong Wikipedia được coi là công cụ định hướng hữu ích và không có gì hơn, ví dụ như trang định hướng, thể loạiđổi hướng, vậy tính hữu dụng là cơ sở cho sự tồn tại của chúng; đối với những trang đó, tính hữu dụng là một lập luận hợp lệ.

Nó chẳng hại gì

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ Tại sao phải xóa nó? Nó chẳng hại gì cả. – Triết học 1 05:05, 6 June 2006 (UTC)
  • Xóa Tại sao phải giữ nó? Nó chẳng làm được gì ở đây. – Triết học 2 05:05, 6 June 2006 (UTC)

Chỉ vì có một bài viết không trực tiếp làm tổn thương bất cứ ai không có nghĩa là nó phải được lưu giữ. Ví dụ, nếu chưa có bất kỳ thông tin kiểm chứng được được nêu ra với nguồn đáng tin cậy về chủ đề này sau đó không có cách nào để kiểm tra xem các thông tin trong bài viết là đúng, và nó có thể làm hỏng danh tiếng của chủ đề trong bài và dự án. Thậm chí nếu thông tin là sự thật, mà không có khả năng kiểm tra nó, thông tin sai lệch rất có thể bắt đầu thấm nhập.

Như các bài báo về chủ đề mà không giữ để nguyên lý cơ bản của chúng tôi (kiểm chứng được, độ nổi bật, và sử dụng nguồn đáng tin cậy), thì việc giữ bài viết còn có hại - nó đặt ra một tiền lệ mà chỉ ra rằng bất cứ điều gì theo nghĩa đen có thể đi đây. (Xem dưới đây cho điều đó.)

Nhưng mục đích của một bách khoa toàn thư là cung cấp thông tin: độc giả tiềm năng hoặc hữu dụng chủ quan của từng hạng mục không phải là hợp lý nếu các tài liệu đáng chú ý.

Ý kiến "Nó không hại gì", và bác bỏ của nó, là trung tâm của cuộc tranh luận triết học của chủ nghĩa giữ bài so với chủ nghĩa xóa bài ở wiki. Để biết thêm thông tin và lập luận, xem các bài viết Meta InclusionismDeletionism.

Lưu ý rằng trong sự sưu tập để xóa cuộc tranh luận, có hoặc không một cái gì đó là có hại thường là một vấn đề có liên quan, kể từ khi quy định cung cấp các trang vốn đã gây rối, ví dụ, có thể bị xóa. Lập luận "nó không làm hại bất cứ điều gì" là kém thuyết phục, tuy nhiên, khi WP:KHONG cấm rõ ràng các nội dung trong câu hỏi (ví dụ như một blog chính thức trong không gian người dùng) từ đang được lưu trữ ở đây.

Nó thật vui nhộn

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ Bài này thật vui nhộn. – Tín đồ Comedy 12:34, 19 tháng 2 năm 2007 (UTC)
  • Giữ Trời đất ơi... bài này thaaaật là buồn cười!!!! Ha ha ha. – Đứng không vững 4:22, 19 tháng 2 năm 2009 (UTC)
  • Xóa Bài viết này thật nực cười. Nó không mang tính giáo dục!!!! Bộ Giáo dục 12:34, 19 tháng 2 năm 2007 (UTC)

Wikipedia không phải là một kho tiểu phẩm hài. Bài viết không thể được giữ chỉ vì tính khôi hài hay đơn thuần vì nó đề cập đến một chủ đề mà người viết cảm thấy vui nhộn. Hơn nữa, tính chủ quan cao của sự hài hước đồng nghĩa với việc nó sẽ không bao giờ được xem là có giá trị trong một từ điển bách khoa, nơi mà tính căn cứ của những bài viết được quyết định bởi những tiêu chuẩn khách quan (điều thú vị với người này có thể buồn tẻ và không đáng chú ý với người khác, thậm chí có thể gây xúc phạm đến một đối tượng thứ ba). Điều này không có nghĩa là Wikipedia không có chỗ cho các bài viết liên quan đến những chủ đề hài hước. Bài viết nên được giữ hoặc xóa đi vì những lý do như không đáp ứng được độ nổi bật, khả năng kiểm chứng thông tin và thiếu chú thích nguồn gốc – chứ không phải vì được viết bởi một người có cái nhìn hài hước mang tính chủ quan. Có nhiều nơi thích hợp hơn, thậm chí ngay tại Wikipedia, cho những bài viết đó thay vì trên không gian tham khảo chính.

Nó trông rất tốt

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ

  • Giữ Bài này được trình bày rất tốt. – Phong cách quan trọng hơn vấn đề 12:34, 19 tháng 2 năm 2007 (UTC)
  • Giữ Trình bày rất tốt thiết kế bày rất đẹp vv. sử dụng rất nhiều màu khác nhau. – Kiến trúc sư 4:22, 19 tháng 2 năm 2009 (UTC)
  • Giữ Được viết bởi một chuyên gia Wikipedia; có đầy đủ infobox, hình và các bản mẫu. – Bài viết hoàn hảo 12:34, 19 tháng 2 năm 2007 (UTC)
  • Xóa Bài này được trình bày quá xấu – Nhà phê bình khó tính 05:05, 6 June 2006 (UTC)

Dù cho bài viết trông có vẻ rất tốt cho Wikipedia do có tính thỏa mãn độ thẩm mỹ cao hay được dàn trang đẹp dưới góc nhìn thiết kế đồ họa, nhưng vẻ ngoài đơn thuần không phải là nhân tố cho biết chủ đề của bài có phù hợp chính đáng để có mặt trên Wikipedia hay không.

Nó mang thông tin hữu ích

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ

  • Giữ – Nó không phải quảng cáo mà là MANG THÔNG TIN HỮU ÍCH về những việc đang diễn ra cho mọi người trên Wikipedia được biết! – Tôi luôn muốn công khai việc gì đó
  • Giữ – Bài này được đăng lên vì lý do chính đáng... nó nói về các tổ chức đang cứu giúp trẻ em và đấu tranh vì quyền con người – Nhân đạo và nhân quyền muôn năm!
  • Xóa - Quân đội chính phủ Utopistan nói rằng các thông tin về bài này có thể hỗ trợ các cuộc tấn công quân nổi dậy. – Wikileaks

Wikipedia không phải là nơi để tìm kiếm sự công khai cho một nguyên nhân, một sản phẩm, một cá nhân, một ý thức hệ,... nào đó. Đặc biệt, những thông tin mang tính chất quảng cáo, tuyên truyền, vận động nói chung là không thỏa mãn các yêu cầu về tính trung lậpkhả năng kiểm chứng được. Xem thêm WP:NOBLECAUSE.

Liên quan

Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia Wikipedia:Những bài cần sửa Wikipedia:Những lập luận cần tránh khi tham gia trang Biểu quyết xóa bài Wikipedia:Những điều quan trọng nhất có thể Wikipedia:Những gì không phải là GFDL Wikipedia:Những lập luận cần tránh khi giải quyết bút chiến Wikipedia:Những lập luận cần tránh Wikipedia:Những trang có thể vi phạm quyền tác giả Wikipedia:Những nơi có thể hỏi và thảo luận Wikipedia:Những bài viết nổi bật